Cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì? Mâm cúng ngày vía Thần Tài cần chuẩn bị những lễ vật gì? Thần Tài – Ông Địa thích cúng gì? Là những câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm kiếm trong thời gian vừa qua.
Dù quá quen thuộc với nhiều gia đình Việt, song không phải ai cũng biết cách thờ cúng Thần tài – Ông Địa đúng phong tục lễ nghi.
Khác với phong tục thờ cúng gia tiên, thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa được thực hiện thường xuyên và cũng có nhiều điều cần quan tâm lưu ý giữa việc cúng kính trong các ngày thường và việc thực hiện thờ cúng trong những ngày đặc biệt như ngày Vía Thần Tài.
Vì thế, nếu bạn cũng đang gặp những phân vân, trăn trở như trên. Hãy theo dõi bài viết hôm nay,cuahanggomsu.com sẽ giúp bạn mở ra nút thắt cho những hoang mang của mình.
Cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì?
Lễ vật cúng Ông Địa – Thần Tài được chia thành 3 nhóm khác nhau bao gồm: lễ cúng hàng ngày, lễ cúng các ngày rằm và mùng một hàng tháng, lễ cúng ngày Vía Thần Tài.
Lễ vật cúng Thần Tài – Ông Địa hàng ngày
Việc duy trì thờ cúng thường xuyên sẽ giúp bàn thờ linh thiêng và thần linh cũng gắn bó với nơi thờ tự nhiều hơn.
Dù là những ngày thường nhưng gia chủ cần thực hiện việc cúng bài một cách chu đáo, công phu và nghiêm chỉnh.
Đặc biệt, đối với những người trong lĩnh vực buôn bán, kinh doanh nếu muốn nhận được may mắn, sự thuận lợi trong công việc thì điều này càng được quan tâm, chú trọng.
Lễ vật cúng Thần Tài những ngày bình thường không cần phải quá cầu kỳ, gia chủ chỉ cần chuẩn bị những vật phẩm dưới đây:
- Hoa tươi: hoa ly, hoa cúc, hoa hồng,…Không nên để hoa dập úng hoặc héo trên bàn thờ, không dùng hoa khô, hoa giả để cúng bái.
- Nước thờ (nước đựng trong 5 kỷ cần được thay hằng ngày)
- Đĩa hoa quả: nên chọn ngũ quả với nhiều màu, tránh chọn loại quả có gai nhọn.
- 1 tách cà phê
Ngoài trái cây, gia chủ cũng có thể thay thế bằng bánh ngọt. Bên cạnh việc chuẩn bị đồ cúng, gia chủ cần thường xuyên vệ sinh nơi thờ để đảm bảo khu vực bàn thờ luôn sạch sẽ.
Lễ cúng Thần Tài – Ông Địa ngày rằm, mùng một
Cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì? Những ngày đặc biệt trong tháng như ngày rằm, ngày mồng một luôn được nhiều người quan tâm, chuẩn bị lễ vật chu đáo, cẩn thận để dâng lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài – Ông Địa.
Riêng với bàn thờ Ông Địa – Thần Tài gia chủ nên dâng lên các ngài những vật phẩm như:
- Hoa tươi: hoa ly, hoa cúc, hoa hồng, hoa thủy tiên,…
- Đĩa ngũ quả ngụ ý tài lộc, may mắn và thuận lợi trong công việc kinh doanh.
- Nước thờ
- Rượu thờ
- Đĩa thịt luộc cả miếng
- 1 quả trứng luộc
- 1 con tôm
- 1 lá trầu, 1 quả cau
Ngoài các lễ vật trên, gia chủ cũng có thể thay đổi và bày biện một số vật phẩm khác như: bia, nước ngọt, bánh kẹo,…
Dù chuẩn bị đồ cúng có chỉnh chu và kỹ càng đến đâu, gia chủ cũng nên nhớ việc thành tâm cúng bái mới là điều quan trọng khi thờ cúng Thần linh.
Cúng Thần Tài Ông Địa ngày Vía Thần Tài gồm những gì?
Ngày vía Thần Tài rơi vào ngày 10 tháng giêng, đây được biết đến là ngày đặc biệt dành riêng cho Thần Tài.
Vào những ngày này, người kinh doanh thường hay mua vàng với hy vọng và mong ước về một năm nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng sẽ đến với gia đình, công việc làm ăn.
Cũng chính bởi suy nghĩ ấy, ngày Vía Thần Tài được nhiều người đầu tư, chăm chút lễ vật thờ cúng hơn những ngày thông thường, ngày rằm hay ngày mồng một.
Dưới đây là mâm cúng với đầy đủ những lễ vật phù hợp với sở thích của Ông Địa – Thần Tài mà gia chủ cần nên chuẩn bị. Cụ thể:
- Hoa tươi: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly,…Tránh đặt lên bàn thờ những loại hoa nặng mùi, hoa héo úng, hoa giả, hoa khô.
- Mâm ngũ quả: chọn quả tròn đầy, nhiều màu không nên chọn quả có gai động vào linh khí.
- Nước thờ
- Rượu thờ
- Tiền vàng mã
- Muối hột
- Bao thuốc lá
- Bộ tam sên gồm: Thịt lợn luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm
- Tiền lẻ
- Bánh kẹo đĩa/hộp
- 1 quả cau, 1 lá trầu
- 1 đĩa xôi thường là xôi đỗ
- Cá lóc nướng
Trên đây là một mâm cúng với đầy đủ những lễ vật cần thiết cho ngày Vía Thần Tài. Tùy vào điều kiện kinh tế và mong muốn của mỗi người mà bạn có thể thêm vài món đồ khác trên mâm cúng. Tuy nhiên, cần đảm bảo sự chỉnh chu và thành tâm.
Lưu ý cần nhớ khi chuẩn bị lễ vật
Mặt dù thích được thờ cúng ở dưới đất, tuy nhiên Thần Tài – Thổ Địa rất ưa sạch sẽ. Vậy nên, mâm cúng vào những ngày thường, ngày rằm, ngày mồng một hay ngày Vía Thần Tài đều phải đảm bảo được yếu tố vệ sinh.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần nhớ rằng những điều lưu ý sau đây khi chuẩn bị mâm cúng:
- Lễ mặn, tôm, thịt, gà cần phải là đồ mới, sạch.
- Vàng mã, tiền vàng cần chuẩn bị đủ, không được thiếu.
- Hoa trên bàn thờ lúc nào cũng phải tươi, nên thay nước thường xuyên tránh nặng mùi ở lọ hoa do đọng nước lâu ngày.
- Sau khi cúng, đồ trên bàn thờ chỉ được chia cho những thành viên trong gia đình. Tránh chia cho người ngoài làm hao tài, thất thoát tiền bạc, của cải cho người. Gạo, muối sau khi cúng gia chủ nên giữ lại để gia đình sử dụng. Không nên rải ra bên ngoài làm hao tài, tốn lộc.
- Hoa quả nên chọn ngũ quả, nhiều màu, nhiều loại to nhỏ khác nhau tạo sự ấm cúng cho bàn thờ và ngụ ý về sự may mắn, tài lộc.
Văn cúng Thần Tài – Ông Địa hàng ngày
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài tiền vị.
Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!”
Lời kết
Trên đây là chia sẻ của cuahanggomsu.com về chủ đề: Cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì? Những lưu ý cần biết!
Cúng kính là vấn đề tâm linh, vì thế nếu trong tâm không có sự tin cẩn, không thành tâm trong cúng bái thì việc thờ cúng Thần Tài – Ông Địa cũng là điều vô nghĩa.
Những chia sẻ có trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi nhà mà gia chủ có thể thêm một vài món đồ cúng trên bàn thờ. Tuy nhiên, có những lễ vật không được thiếu và cần chuẩn bị thật chu đáo.
Nên để không gian thờ cúng sạch sẽ, không được để chó mèo chạy nhảy xung quanh, không để phụ nữ tới tháng hoặc phụ nữ mang thai thực hiện nghi lễ thờ cúng.