Phong Thuỷ

Cách Trang Trí Bàn Thờ Ông Địa Đẹp Mắt, Đúng Phong Thủy!

Tục thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa từ lâu đã trở thành một trong những tín ngưỡng quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt, đặc biệt là những gia đình làm ăn kinh doanh. 

Thế nhưng không phải ai cũng biết cách trang trí bàn thờ Ông Địa- Thần Tài sao cho đẹp mắt lại đúng phong thủy để chiêu tài, hút lộc cho gia đình và công việc buôn bán.

Việc trang trí và bày trí nơi thờ tự không chỉ là cách thể hiện sự thành tâm của gia chủ mà còn là một phần quan trọng có khả năng nhân đôi sự linh thiêng cho bàn thờ. Góp phần đem lại sự bình an, sung túc, công việc thuận lợi, suôn sẻ. 

Vậy nên hãy theo dõi bài viết hôm nay của Cuahanggomsu.com để tìm ra cách trang trí, sắp xếp bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa sao cho hợp phong thủy, tục lệ.

Cách vật phẩm để trang trí bàn thờ Ông Địa

Trước khi trang trí hay bày trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng bao gồm:

  • Tượng Thần Tài – Ông Địa
  • Bài vị
  • 3 hũ gạo, muối, nước
  • Bát hương
  • Đĩa đựng hoa quả
  • Lọ hoa
  • Cóc ngậm tiền
  • Phật Di Lặc
  • Kỷ trà 5 chén
  • Một bát sâu lòng

Cách Trang Trí Bàn Thờ Ông Địa Đẹp Mắt, Đúng Phong Thủy!Trên đây là những vật phẩm nên có trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. Gia chủ cũng có thể đặt một vài vật phẩm trang trí bàn thờ Ông Địa khác đồng thời gia tăng sự linh thiêng của bàn thờ như linh vật Tỳ Hưu, vòng tỏi, vòng hoa mai,…

Cách trang trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài 

Để nơi thờ cúng thật sự linh thiêng, mang lại sự thuận lợi, may mắn và tài lộc; gia chủ cần bố trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng theo quy tắc sau: 

Tượng Thần Tài – Ông Địa

Từ bao đời nay, bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa luôn được đặt dưới mặt đất. Trong đó, tượng Thần tài được đặt bên trái tính từ bên ngoài nhìn vào, Ông Địa được đặt ở phía bên phải.

Bài vị

Bài vị phải đặt ở bên trong cùng của bàn thờ, được viết bằng chữ “Chiêu tài tiến bảo”.

Đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước

3 chén này sẽ đặt giữa hai ông Thần Tài và Thổ Địa. Lưu ý: ba chén gạo, muối, nước chỉ được phép thay vào cuối năm và trước khi đem vào bàn thờ chúng cần được làm sạch.

Cách Trang Trí Bàn Thờ Ông Địa Đẹp Mắt, Đúng Phong Thủy!Bát hương

Nằm ở giữa bàn thờ là bát hương. Bát hương khi được mua về cũng cần được vệ sinh tẩy uế và khi bốc bát hương gia chủ cũng cần phải tuân theo những thủ tục nhất định. 

Bát hương trong suốt quá trình thờ cúng không nên bị xê dịch, gia chủ nên cố định bằng cách dùng keo 502.

Đĩa trái cây

Theo quy luật Đông Bình Tây Quả, đĩa trái cây sẽ nằm ở bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào trong. 

Trái cây được chọn cho bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cần tươi, không được úng héo. Gia chủ nên chọn 5 loại quả với nhiều màu sắc, kích thước ngụ ý mang tài lộc vào nhà và cũng là cách trang trí bàn thờ Ông Địa thêm bắt mắt hơn!

Lọ hoa

Đĩa cây được đặt bên trái thì lọ hoa sẽ ở bên ngược lại – bên phải từ ngoài nhìn vào. Hoa được sử dụng phải tươi, không được dùng hoa giả, hoa nặng mùi.

Cóc ba chân

Cóc ba chân hay còn gọi là Thiềm Thừ hoặc Cóc ngậm tiền với ý nghĩa thu giữ tiền bạc cho gia chủ không bị trôi đi. Ông Cóc nên được đặt phía bên trái từ ngoài vào. Tuyệt đối không đặt đối diện với cửa ra vào mà đặt chéo hoặc chếch đi.

Gia chủ sáng quay cóc ra ngậm tiền vàng, lộc phát và tối quay Cóc vào để tiền bạc không bị trôi đi.

Tượng Phật Di Lặc

Đặt tượng Phật Di Lặc giống như một cách trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Gia chủ nên đặt tượng ở phía trên của bàn thờ, Phật Di Lặc sẽ có nhiệm vụ sẽ quản lý cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái của hai vị thần.

Khay 5 chén nước

Gia chủ nên bỏ khai và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập với ý nghĩa tượng trưng cho 5 phương, cho ngũ hành phát triển.

Chén nước sâu lòng

Nên đặt bên ngoài một chiếc nước sâu lòng và rắc những cánh hoa lên trên với ý nghĩa Minh Đường Tụ Thủy. 

Những lưu ý khi thờ cúng Thần Tài – Ông Địa

Dù Thần Tài – Thổ Địa thích được thờ cúng dưới đất nhưng hai ông rất ưa sạch sẽ. Vậy nên gia chủ cần giữ cho không gian và khu vực thờ cúng sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi, quét dọn.

Khi trời mưa to, gia chỉ nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa và Ông Cóc đặt vào một cái thau sạch và để tắm mưa tầm 15 phút. Sau đó lau khô, xịt nước thơm và tiến hành thắp hương.

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa người xưa rất kiêng kỵ về việc làm động bát hương. Bởi điều này rất có thể khiến cho tài lộc ngôi nhà, công việc làm ăn bị xáo trộn, ảnh hưởng và thất thoát tiền bạc.

Cúng Thần Tài – Ông Địa nên chọn những lễ vật thờ cúng như: đồ ngọt, thịt quay, bánh hỏi, chuối,…tiền vàng. Hoa nên là hoa cúc, hoa hồng, đồng tiền,…tránh những loại có mùi quá nồng.

Tuyệt đối không được để hoa quả bị hư úng lên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa.

Lúc mới lập bàn thờ gia chủ cần phải thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí, tăng sự linh thiêng; thắp đèn liên tục và nên chọn những loại nhang cuốn cũng là cách trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài thêm đẹp mắt. Đặc biệt, chân nhang trên bàn thờ chỉ được rút vào ngày 23 tháng Chạp.

Lộc cúng trên bàn thờ tuyệt không chia cho người ngoài, chỉ có người trong nhà mới được dùng nếu không tài lộc sẽ theo đó đi ra ngoài.

Mong rằng bài viết của cuahanggomsu.com hôm nay là hữu ích với bạn!