Phong Thuỷ

Cách bốc bát hương gia tiên như thế nào để không phạm đại kỵ?

Cách bốc bát hương gia tiên như thế nào là điều rất nhiều người quan tâm. Bởi bát hương được xem là vật phẩm quan trọng nhất để thể hiện toàn bộ ý nghĩa tâm linh. 

Hơn nữa, nhiều người không nắm rõ được các quy trình về tâm linh. Sợ phạm phải đại kỵ khiến gia đình gặp xui xẻo.

Vì vậy, cuahanggomsu.com sẽ dành bài viết sau để hướng dẫn chi tiết nhất quy trình bốc bát hương để các bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Bốc bát hương gia tiên có ý nghĩa như thế nào?

Từ lâu, việc thờ tổ tiên đã trở thành nét văn hóa tâm linh và phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam. Để thể hiện sự đạo lý uống nước nhớ nguồn từ bao đời nay.

Vì vậy, mỗi gia đình dù là theo đạo Phật hay không đều có một bàn thờ trong nhà.

Trong đó, bát hương được xem là một vật phẩm quan trọng thể hiện toàn bộ tính tâm linh của bàn thờ. Bởi theo quan niệm của người Việt thì khi thắp hương cúng bái thì tổ tiên, các vị thần linh sẽ nhận được và phù hộ cho gia chủ. Đồng thời, việc thắp hương còn thể hiện lòng thành kính và biết ơn đến các vị tổ tiên ngàn đời trước.

Quy trình cách bốc bát hương gia tiên mới hoàn toàn khi làm lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch được xem là một trong các buổi lễ khá quan trọng khi về nhà mới theo phong tục của Việt Nam. Trong buổi lễ, việc bốc bát hương mới là thủ tục cuối trước khi chủ nhà dọn vào nhà mới.

Vì vậy, các gia chủ cần phải thực hiện đầy đủ các quy trình như sau để đảm bảo được sự linh thiêng và không bị phạm thượng:

Bước 1: Chuẩn bị bát hương gia tiên

Đầu tiên, gia chủ cần phải chuẩn bị bát hương gia tiên. Bát gia tiên phải phù hợp nhất với quan niệm cũng như bàn thờ của mỗi gia đình. Thường thì bát hương được sử dụng nhiều nhất được làm từ chất liệu sứ vẽ hoa văn rồng hoặc hoa sen cách điệu.

Bên cạnh đó, kích thước của bát hương cũng cần phải vừa vặn với bàn thờ. Bạn không thể chọn loại có kích thước trong khi bàn thờ quá bé sẽ gây mất cân đối.

Sau khi đã có được bát hương phù hợp, bạn thực hiện pha hỗn hợp gồm muối, rượu, gừng vào chậu nước sạch và có thể thêm một ít nước hoa.

Tiếp đến, bạn sử dụng hỗn hợp này để rửa bát hương nhằm loại bỏ hết bụi bẩn và trừ tà.

Lưu ý trong quá trình rửa cần giữ chắc bát hương không được xoay. Nhiều người cẩn thận hơn còn xông bát hương qua trầm hương sau khi rửa và để khô.

Bước 2: Chuẩn bị cốt bát hương gia tiên

Sau khi đã vệ sinh xong bát hương, bạn hãy tiến hành chuẩn bị cốt bát hương sao cho đúng chuẩn nhất. Cốt bát hương phải có Thất bảo tức là 7 vật báu bao gồm: vàng, bạc, phỉ thúy, ngọc trai, mã não, san hô, hổ phách.

Sau đó bọc toàn bộ vật báu này vào một tờ giấy tráng kim. Tiếp đến, bạn chuẩn bị rơm nếp làm sạch phơi khô hoặc tro.

Bước 3: Tiến hành lễ bốc bát hương gia tiên

Trước khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ cần thực hiện cúng bái theo văn khấn nhập trạch.

Sau đó thực hiện bốc bát hương bằng cách cho Thất bảo vào trước. Rồi lần lượt bốc từng nắm tro vào và lắc.

Bạn tuyệt đối  không được nén chặt tro vào bát hương. Bạn vừa bốc vừa đếm theo thứ tự “sinh, lão, bệnh, tử” và khi đầy đến miệng bát phải dừng lại ở “sinh”.

Bạn tiến hành đọc kinh và an vị bát hương sao cho ngay ngắn lên bàn thờ. Nếu gia đình nào thờ 3 bát hương thì sẽ đặt như sau: thần linh đặt ở giữa và cao nhất; bên tay trái là tổ cô, bên phải là gia tiên.

Tiếp đến, bạn lần lượt sắp xếp các vật phẩm thờ cúng như lọ hoa, bài vị, ảnh thờ, chén,… 

Gia chủ khấn vái để xin thần linh được thờ cúng. Mời các vị tổ tiên về để thờ cúng và thắp những nén hương đầu tiên để tỏ lòng thành kính.

Quy trình thay thế bát hương gia tiên cũ 

Gia chủ cần thay thế bát hương gia tiên cũ khi bát hương này đã không còn thích hợp hoặc do bị hỏng, vỡ. Việc bốc bát hương mới thay thế là một chuyện tốt. Giúp bàn thờ gia tiên trở nên trang trọng và ấm cúng hơn.

Quy trình thay thế bát hương gia tiên cũ có một chút khác biệt so với việc bốc bát hương mới hoàn toàn. Đó là bạn cần phải xử lý bát hương cũ sao cho không mạo phạm đến tổ tiên.

Lúc này, gia chủ hãy chuẩn bị một mâm lễ cúng và bài văn khấn chuẩn chỉnh trước khi thực hiện quy trình bốc bát hương. Sau đó, bạn thắp hương và thực hiện khấn vái. Để xin phép thần linh và các cụ tổ tiên để dời bát hương cũ và thay thế bát hương mới.

Khi cúng xong, bạn đợi tàn hương thì tiến hành lấy bát hương cũ xuống và rút hết chân nhang. Tiếp đến, phần cốt bát hương được lấy hết ra và đem thả trôi sông.

Cuối cùng, bạn đưa bát hương mới về và thực hiện quy trình giống hệt như bốc bát hương hoàn toàn mới. Khi thực hiện theo đúng các quy trình như trên. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm không bị phạm thượng và gia đạo luôn yên ổn.

Một số lưu ý khi sử dụng sau khi bốc bát hương gia tiên

Sau khi thực hiện xong quy trình bốc bát hương. Bạn có thể sử dụng bát hương mới này để bắt đầu thờ cúng.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý một số vấn đề sau để giữ được sự tôn nghiêm và linh thiêng cho bát hương về lâu dài:

  • Bát hương gia tiên sau khi tiến hành bốc xong phải được đặt ở bàn thờ được dọn sạch sẽ. Khi sắp xếp bàn thờ vào cuối năm âm lịch để đón năm mới. Bạn cần phải khấn vái, xin phép. Tuy nhiên, bạn có thể di chuyển các vật phẩm trên bàn thờ trừ bát hương và bài vị.
  • Sau một thời gian, nếu bát hương có quá nhiều chân nhang. Thì bạn có thể rút bớt nhưng phải giữ lại khoảng 5 chân. Các chân nhang đã rút cần phải đốt thành tro và đem thả sông.
  • Vào các ngày rằm, mùng 1 hoặc muốn kêu cầu thì cần mở cửa rộng, thắp đèn. Chuẩn bị lễ vật rồi mới tiến hành thắp hương và khấn vái.
  • Lưu ý, bạn phải thắp hương theo số lẻ nhưng thường là 3 hoặc 5 vào mỗi bát hương.
  • Nếu trong quá trình cúng bái mà hương bị tắt. Bạn tuyệt đối không được nhổ lên đốt lại mà cứ để vậy rồi châm lửa. 

Trên đây là chi tiết cách bốc bát hương gia tiên để các bạn tham khảo. Hãy thực hiện theo đúng quy trình và luôn đặt sự thành tâm vào thì mọi xui xẻo để được hóa giải.