Từ lâu thờ cúng Thần Tài Ông Địa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, khác với tục thờ cúng gia tiên – những người đã khuất trong gia đình. Thần Tài – Thổ Địa là những vị thần chỉ nên được thờ cúng trong những gia đình kinh doanh, buôn bán.
Dù quen thuộc là thế, nhưng đối với những ai lần đầu thờ cúng chư vị sẽ không tránh khỏi những sai sót hoặc cảm thấy hoang mang vì không biết cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì? Cách thờ cúng Ông Địa – Thần Tài đúng phong tục?
Và nếu bạn cũng đang có những trăn trở giống như trên. Vậy hãy lướt xuống bài viết dưới đây của cuahanggomsu.com để tìm ra cầu trả lời chuẩn xác nhất!
Tìm hiểu về phong tục thờ cúng Thần Tài – Ông Địa
Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần quen thuộc với đời sống tâm linh của người phương Đông, đặc biệt là người Việt. Và khi nhắc đến họ, chắc hẳn mọi người điều biết đây là những vị thần mang đến sự bình an, yên ổn, cầu tài lộc, may mắn cho công việc làm ăn, buôn bán.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về vị thế của Thần Tài – Ông Địa và những nghi thức thờ cúng Thần tài – Thổ Địa đúng theo phong tục, tăng sự linh thiêng cho việc thờ tự.
Vậy hãy cùng cuahanggomsu.com tìm hiểu rõ hơn về hai vị Thần này trong phần dưới đây:
Bàn thờ Ông Địa – Thần Tài chỉ gồm 1 ông địa và 1 ông Thần Tài. Nhưng theo tương truyền, cả ông Địa và ông Thần Tài đều đại diện cho 5 vị thần khác. Cụ thể:
Ông Địa – Thần Thổ Địa
Thần Thổ Địa sẽ đại diện cho 5 vị thần: Đông Phương Thanh Đế, Tây Phương Bạch Đế, Nam Phương Xích Đế, Bắc Phương Hắc Đế, Trung ương Huỳnh Đế – bốn vị thần cho 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc và một vị thần trung tâm.
Ông Địa trong nhân gian là người có bụng phệ, nụ cười phúc hậu, mặt tròn và để ngực trần, tay cầm quạt và đầu quấn khăn.
Người Việt thờ Ông Địa để cầu sự bình an cho nơi sinh sống, bảo vệ gia súc, mùa màng bội thu.
Thần Tài
Thần Tài là vị thần đại diện cho 5 vị thần khác bao gồm: Thanh Thần Tài, Xích Thần Tài, Bạch Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Hắc Thần Tài.
Về nhận dạng, Thần Tài là vị ăn mặc chỉnh tề, đầu đội mũ mão, tay cầm kim ngân lượng, tay khác cầm quạt.
Thờ cúng Thần Tài gia chủ cầu mong sự may mắn, tiền tài trong công việc kinh doanh, buôn bán.
Bạn có biết thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa thế nào là đúng phong tục, lễ nghi? Cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì? Lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa ngày mùng 10 bao gồm thứ gì?
Theo dõi phần tiếp theo để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài
Gia chủ nên thờ cúng Thần Tài – Ông Địa hàng ngày và đặc biệt nên chuẩn bị lễ vật cúng bái trong ngày đặc biệt như ngày rằm, mùng 1 hay mùng 10 tháng giêng – ngày vía Thần Tài.
Hướng dẫn cách thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa hàng ngày
Việc thờ cúng Thần Tài Ông Địa hàng ngày là cách để gia chủ luôn nhận được sự bình an và may mắn trong vấn đề kinh doanh.
Đối với việc thờ cúng mang tính chất thường xuyên, gia chủ chỉ cần chuẩn bị đồ cúng đơn giản, không cần quá cầu kỳ tránh mất thời gian.
Bạn có thể chuẩn bị một đĩa hoa quả hoặc đĩa bánh kẹo vừa phải thêm một bình hoa tươi để thắp nhang, đèn đúng giờ.
Thắp hương nên được thực hiện vào những khung giờ hoàng đạo trong ngày như lúc sáng sớm và lúc chập tối từ 18h00 – 19h00. Nên đốt hương theo số lẻ và 5 cây là tốt nhất.
Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh bàn thờ, thay nước cho bình hoa tránh để hoa có mùi, úng héo.
Thờ cúng Thần Tài – Ông địa ngày vía Thần Tài, ngày rằm, mồng một
Gia chủ có thể không cần thắp nhang, thờ cúng Ông Địa – Thần Tài mỗi ngày nhưng nhất định phải thờ cúng vào những ngày đặc biệt quan trọng như: vía Thần Tài, mùng 1, ngày rằm hàng tháng.
Nếu ai đó thắc mắc và hỏi cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì trong các ngày đặc biệt trên. Vậy thì cuahanggomsu.com cũng xin trả lời là, gia chủ nên chuẩn bị thuốc lá, cà phê, chuối xiêm cho ông Địa. Với Thần Tài bạn nên chuẩn bị lễ vật là cua biển, tôm, chuối chín.
Ngoài những lễ vật kể trên, khi thờ cúng ông Địa Thần Tài bạn cũng nên chuẩn bị thêm các món như: gà luộc, vài món mặn, nhang đèn, nước trắng, trái cây và bình hoa tươi để tỏ lòng thành tâm.
Cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì? Mâm cúng gợi ý
Theo phong tục thờ cúng Thần Tài – Ông Địa Truyền thống, bạn cần chuẩn bị mâm lễ vật cúng ngày vía Thần Tài mùng 1 Giêng gồm có:
- Nến/đèn;
- Hương thắp;
- 3 cốc nước;
- 3 cốc rượu;
- Gạo tẻ;
- Tiền vàng mã;
- Muối hạt sạch;.
- Thuốc lá;
- Bộ tam sên: thịt heo luộc có cả mỡ, nạc, da; 3 quả trứng luộc, 3 con tôm;
- Hoa tươi;
- Tiền lẻ;
- 1 đĩa bánh kẹo;
- Trầu cau;
- Xôi đậu xanh;
- Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi.
Bài văn khấn cúng Ông Địa – Thần Tài
Mọi người có thể tham khảo bài cúng Thần Tài Thổ Địa đúng chuẩn dưới đây:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài tiền vị.
Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Gia chủ có thể tùy biến đoạn này, mong gì thì cầu đó).
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”
Kết luận
Mong rằng với chia sẻ có trong bài viết trên đã giúp mọi người biết được cách thờ cúng Thần Tài – Ông Địa trong những ngày thường cho đến các ngày như vía Thần Tài, mùng 1 hay ngày rằm hàng tháng và đặc biệt là nắm được đáp án cho câu hỏi: Cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì?
Mọi vấn đề thắc mắc có liên quan đến tâm linh – phong thủy, hãy comment dưới bài viết của cuahanggomsu.com. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ!